Quá trình nghiên cứu là một phần không thể thiếu đối với người viết. Mỗi cây viết sẽ có quy trình nghiên cứu khác nhau như từ khóa, ý tưởng, tham khảo nội dung từ những cây biết khác,… Bên cạnh đó, bạn có khả năng sử dụng ngôn ngữ khác thì đừng bỏ qua các tài liệu nước ngoài để tiếp cận nguồn tài nguyên, tri thức dồi dào này. Ngược lại bạn chưa có khả năng dùng ngôn ngữ khác thì cũng yên tâm, vì giờ đây bạn có thể dùng công cụ google dịch đã được tích hợp trên web. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để bạn mở rộng nguồn tài liệu cho bản thân khi viết.
Tại sao người viết cần phải nghiên cứu?
Quá trình nghiên cứu cho phép bạn có được kiến thức chuyên môn về một đề tài đã chọn và quá trình viết giúp bạn nhớ những gì bản thân đã đọc, hiểu nó ở mức độ sâu hơn và cung cấp thông tin chuẩn xác nhất đến với độc giả.
Bạn có thể nghiên cứu đề tài từ tài liệu nước ngoài như thế nào?
Trong quá trình viết hoặc tìm đọc những nội dung yêu thích, mình đã nhận thấy có nhiều nội dung chưa có tài liệu trong nước. Vì vậy mình đã chủ động tìm đến các nguồn tài liệu nước ngoài khác. Và dưới đây là một vài bước mình đã áp dụng khi tiếp cận tài liệu nước ngoài, mời bạn đọc nhé:
1. Đầu tiên mình nghiên cứu từ khóa lẫn tiếng việt và tiếng anh bằng các công cụ như: PAA của Google, Answer the Public, Hubspot. Những công cụ này có nhiều chức năng để phân tích, gợi ý ở nhiều góc độ khác nhau. Từ những gợi ích đó mình tìm đọc những góc cạnh khác nhau của đề tài.
Ví dụ: Mình tra tìm cụm “người viết” trên Answer the Public, công cụ này sẽ hiện thị một biểu đồ tổng quan như:
- Người viết giàu được không?
- Tại sao người viết bị tắc ý tưởng?
- Hành trình của người viết để đạt được sự thoải mái và trôi chảy như thế nào?
- …
2. Từ những gợi ý đó mình tìm đọc những trang web có nội dung liên quan trên google. Trong đó có một số mẹo mà mình tin nếu bạn áp dụng thì việc tìm kiếm tài liệu dễ hơn bao giờ hết.
- Tài liệu dạng bài giảng: Bạn nên sử dụng tổ hợp hàm tìm kiếm như sau:
+ Từ khóa liên quan đến bài giảng kết hợp với bài giảng word. Loại tệp: doc, pdf. Ví dụ như tìm kiếm bài giảng writer, lọc kết quả theo định dạng PDF, DOC. Bạn sẽ gõ: Writer PDF
+ Tương tự như thế, bạn thay thế các cụm từ, từ khóa khác.
- Tài liệu dạng bài báo: Để tìm kiếm thông tin về các bài báo, công trình nghiên cứu, một cách sử dụng hiệu quả, bạn hãy thử tìm kiếm trên Google Scholar. Ngoài ra, việc sử dụng tìm kiếm trực tiếp từ Google Advanced Search cũng cho kết quả rất khả quan.
- Tài liệu dạng luận án/ luận văn: bạn sử dụng kết hợp từ khóa “luận án” để kết hợp từ khóa liên quan đến chủ đề nghiên cứu của bạn. Lưu ý: bạn nhớ dùng từ khóa bằng ngôn ngữ nước ngoài để kết quả hiện thị tốt nhất nhé.
3. Ngoài ra mình hay chọn đọc những cuốn sách giấy nước ngoài liên quan đến đề tài ở thư viện.
4. Ghi chú lại những gì bạn muốn nghiên cứu sâu
5. Sắp xếp các ý tưởng
6. Trích dẫn và ghi rõ nguồn, tác giả
Việc này cực kì quan trọng bởi vì bạn đang cho người đọc biết rằng bạn đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người có ý tưởng và thông tin hỗ trợ suy nghĩ và ý tưởng của riêng bạn. Do đó, bạn làm cho quan điểm hoặc lập luận của mình đáng tin hơn.
Những trang web nước ngoài nào mình thường xuyên ghé thăm trong lĩnh vực muốn trau dồi?
Hiện tại, cá nhân mình quan tâm đến chủ đề người hướng nội và ăn chay. Đây là hai trang web uy tín mình thường đọc:
Veganfoodandliving.com đang hướng tới mục tiêu trở thành trang web lớn nhất của Vương quốc Anh cho tất cả các tin tức và thông tin sản phẩm thuần chay mới nhất. Trang web này hứa sẽ mang đến cho người đọc những câu chuyện đầy đủ, chỉ chứa thông tin đúng sự thật và với thông tin chi tiết từ chính các nguồn để người đọc biết rằng họ có thể tin tưởng vào những gì họ đang đọc!
Đây là trang web cộng đồng và blog lớn nhất dành cho người hướng nội trên thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu nước ngoài, bạn dễ gặp khó khăn về câu từ ở ngôn ngữ nhưng mình tin đây chính là nguồn tài nguyên to lớn để bạn khai thác và học hỏi các quan điểm, lập luận thú vị. Hy vọng tất cả thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!
Hani Ngoc
Comments