top of page

OUTLINE QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO TRONG VIẾT LÁCH?

Mình đã gặp khó khăn khi lên dàn ý cho các bài tập làm văn. Cô giáo vẫn nhắc đi nhắc lại đầu tiên là lập dàn ý, viết nháp, chỉnh sửa và viết vào vở. Thực sự lúc ấy mình chưa hiểu được tại sao mình phải làm vậy, chỉ biết suy nghĩ theo cảm xúc và nghĩ gì viết nấy. Nhiều bài kiểm tra bị cô giáo nhận xét là lạc đề, thiếu mạch lạc nhưng mình hầu như không hiểu rõ và làm sao tìm cách khắc phục hay nên cải thiện như thế nào.

Mình đã hiểu được tại sao cần có một outline khi giảng viên giao những bài tập thuyết trình theo nhóm lúc đi học đại học. Việc vạch ra outline không chỉ giúp cả nhóm mình thống nhất định hướng cùng nhau. Từ đó, mỗi thành viên biết chọn khai thác nội dung là cái gì nhưng vẫn đi theo định hướng chung. Ngoài ra nhờ có cái nhìn tổng thể đã giúp mỗi thành viên chủ động chọn được phần phù hợp và tập trung triển khai mà không trùng lặp với các bạn còn lại. Đến lúc thuyết trình tụi mình trình bày và chuyển giao trơn tru, mạch lạc hơn giữa các thành viên.

Vậy outline có quan trọng trong viết lách không?

Theo mình lập outline trong viết lách rất cần thiết. Outline giúp người viết xây dựng, sắp xếp các ý tưởng theo trình tự và dòng chảy phù hợp. Dựa vào outline người viết biết chủ động chọn thông tin liên quan hoặc trích dẫn từ các nguồn và có cơ sở vững chắc khi bắt đầu quá trình viết. Bên cạnh đó người viết sẽ dễ tập trung hơn và giảm thiểu sự lan man.

Khi cần trên tay một cuốn sách mình sẽ lướt qua outline của cuốn sách để nắm được nội dung chính. Mình tin Outline sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi bài viết hơn. Bài viết của bạn sẽ trở nên vô nghĩa nếu người đọc không thực sự hiểu hết nội dung được truyền tải. Để làm được điều đó, bạn cần đưa người đọc vào outline của bài viết.

Làm thế nào để bạn tìm kiếm đề tài, lên outline và viết một tác phẩm nào đó?

Mình đã tìm kiếm đề tài như thế nào? Đầu tiên mình tự hỏi bản thân đang quan tâm vấn đề gì. Sau đó mình sẽ lên mạng tìm kiếm thông tin thông qua từ khóa. Trong quá trình đó mình dùng các công cụ như: PAA google, answer the public, hubspot. Để tìm các ý tưởng khác nhau của một từ khóa.

Thứ hai mình sẽ ghi ra những ý tưởng liên quan đến từ khóa mà bản thân thích. Tiếp theo mình tìm đọc các bài viết để dò thám tình hình.

Thứ ba mình so sánh giữa các bài viết có điểm chung, điểm khác và điều gì chưa được khai thác. Nếu chưa, mình cố gắng nghĩ ra những cách mới và thú vị để giải quyết vấn đề đó.

Cuối cùng mình chọn đề tài hay còn gọi là ngách.

Bây giờ mình đã có đề tài rồi. Vậy mình sẽ bắt tay vào viết ngay luôn đúng không nào? Khi mình mới bắt đầu tập viết, mình chắc chắn rằng việc sắp xếp các suy nghĩ của mình trước sẽ kìm hãm sự tư do sáng tạo và làm cho bài viết trở nên cứng và không có cảm hứng. Mình đã từng nghĩ gì viết nấy từ nhỏ đến lớn nhưng mình phát hiện ra rằng đã mất nhiều thời gian để hoàn thành bài viết. Bởi vì trí óc sáng tạo của mình đôi lúc có xu hướng lan man trong một dòng ý thức hỗn loạn mà sau đó mình sẽ phải quay lại và chỉnh sửa để nó có lý.

Hiện tại mình vẫn chưa thuần thục viết theo outline 100%. Mình vẫn đan xen viết tự do theo mạch suy nghĩ và dùng outline để tổ chức thông tin, sửa đổi và loại bỏ phần thừa.

Mình nghĩ Outline không phải là nhà tù, nó ở đó để hướng dẫn chứ không phải kiểm soát bạn. Bạn có thể đi đường vòng có ý thức hoặc thay đổi mọi thứ khi viết. Outline chỉ là hướng dẫn, vì vậy bạn không nên cảm thấy hạn chế. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tận dụng outline cho bài viết có cấu trúc và đúng trọng tâm. Và bạn sẽ viết rõ ràng, làm tất cả nhanh và hiệu quả hơn nếu thường xuyên bám vào outline.

Hani Ngoc

Comments


bottom of page